Chủ Nhật, 21 tháng 4, 2013

Mua hàng chất lượng - Rau sạch 5.000 đồng đánh bại hàng rong

Chính quyền phải kiên nhẫn với người dân. Nếu có chỗ để mua bó rau muống sạch 5.000đ , rẻ mà còn được bảo vệ quyền lợi thì chắc chắn không ai còn muốn mua hàng rong không đảm bảo vệ sinh.
> Đĩa bánh béo hàng rong trị giá trăm ngàn đồng

Câu chuyện về giá và chất lượng vì sao nói mãi mà dân vẫn chưa thực hiện được theo quy định của lãnh đạo nhà nước và các cấp?

Có các vấn đề sau đây cần được hiểu để thông cảm với người dân nhiều hơn và từ đó thực hiện được chính sách chất lượng và giá.

1.Thu nhập thấp:

Người Việt Nam, theo thống kê gần đây nhất của VnExpress, có khoảng 75% đi xe máy, nghĩa là người nghèo còn rất nhiều, thu nhập của mỗi người khoảng hai triệu đến ba triệu đồng một tháng.

Cái gì rẻ là họ mua thôi, làm sao mà kịp nhớ đến chất lượng. Rất ít người trong số họ nghĩ đến chất lượng, mà họ chỉ nghĩ đến ăn để sống qua một ngày.

Họ không hề biết thu nhập càng thấp thì muốn tránh rủi ro phải mua hang chat luong, có ghi nhãn mác, để lỡ có ngộ độc hoặc hỏng hóc gì, có chỗ để khiếu nại.

2. Cơ quan chức năng giải quyết khiếu nại:

Những cơ quan này còn quá ít, gây khó khăn cho dân khi khiếu kiện, họ hỏi muôn điều, mà dân chỉ biết vài điều đơn giản là mua ở đâu và ăn theo thói quen mà thôi. "Ai mà đi giải quyết ăn một bó rau muống bị đau bụng, thật là chuyện dư hơi…, hàng xóm người ta cười cho".

3. Đùn đẩy trách nhiệm của cán bộ:

“Tôi chỉ giải quyết chuyện đau bụng của bạn, còn chuyện chất lượng hàng hóa hãy đến cơ quan khác”.

Việc đẩy trách nhiệm cho cơ quan khác là một câu trả lời vừa nhanh lại vừa hợp lý. Thế đó, dân có hỏi thì còn lâu mới biết được ai là người chịu trách nhiệm vì họ bị đau bụng.

Với suy nghĩ "tại mình cả, có ăn cũng chết mà không ăn thì sống làm sao?". Nên nhiều người cứ "thôi thì mình cứ ăn rồi ra hàng rong mua thuốc đau bụng để sẵn, ông thầy lang trong xóm đã chuẩn bị sẵn cho rồi…".

Như vậy, việc mua hàng rẻ và kém chất lượng cứ vẫn tồn tại mãi, cơ quan chịu trách nhiệm thì cứ chồng chéo lên nhau.

Người dân đành tặc lưỡi "thôi thì rẻ được đồng nào đỡ đồng ấy, đau gì tính sau, thế hệ này còn chưa biết ra sao, làm gì tính nổi thế hệ con cháu? Cứ ăn đi, ngày mai tính tiếp".

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét